Tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể gây biến chứng nguy hiểm, đây chính là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Vì vậy, việc trang bị kiến thức cơ bản về bệnh có vai trò rất quan trọng, từ đó sẽ giúp bạn tìm ra hướng điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì?
Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh truyền nhiễm do enterovirus (với nhiều loại khác nhau như coxsackievirus, echovirus,... gây ra). Tỷ lệ lớn trường hợp bệnh nhân mắc tay chân miệng là do virus Coxsackievirus A16 gây ra, có khả năng tự khỏi và ít biến chứng. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) được coi là nguy hiểm bởi thường kèm theo nhiều biến chứng khác.
Hình ảnh virus gây bệnh tay chân miệng
Biến chứng bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây nên được xem là thể bệnh nhẹ. Do đó, người mắc có thể sẽ phục hồi sớm trong khoảng 7 – 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị nhiễm virus tay chân miệng EV71 thì cha mẹ không thể chủ quan, bởi đây là tác nhân gây biến chứng nặng và dễ tử vong nhất. Các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng trẻ do gây ra viêm màng não, viêm não… Ở Việt Nam, theo các chuyên gia, hàng năm có khoảng 20% trường hợp bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do virus EV71 tấn công gây ra biến chứng viêm não. Vì vậy, khi có con nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 6 tuổi, cha mẹ cần quan tâm đến cách phòng ngừa và chữa bệnh tay chân miệng để sớm áp dụng biện pháp xử lý kịp thời.
Các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Thông thường, virus tay chân miệng ở trẻ em có 3 thể chính và phát triển theo các giai đoạn tương ứng. Chúng thường diễn tiến theo các thể như:
Trẻ dễ quấy khóc khi nhiễm virus tay chân miệng
- Thể không điển hình hay còn gọi là giai đoạn lâm sàng khi trẻ có dấu hiệu phát ban, loét miệng nhưng không rõ ràng, rất khó xác định được bệnh.
- Thể cấp tính có bốn giai đoạn điển hình, kéo dài 3 - 15 ngày và chia thành 3 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn ủ bệnh (3 -7 ngày): Thường không có triệu chứng gì.
+ Giai đoạn khởi phát (Từ 1 - 2 ngày): Với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
+ Giai đoạn bệnh toàn phát (Từ 3 - 10 ngày): Trẻ bị các vết loét phát triển đến đường kính 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Kèm sốt nhẹ, nôn ói và có nguy cơ biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp.
- Thể tối cấp: Bệnh dẫn đến suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong. Thể bệnh này thường xuất phát do virus EV71.
Bệnh tay chân miệng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tay chân miệng bằng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, đối với các bệnh ngoài da do virus nói chung hay tay chân miệng nói riêng, việc lựa chọn một phương pháp chữa trị hiệu quả không nhiều. Các phương pháp thường chỉ giúp khắc phục triệu chứng. Tuy nhiên, các thuốc sử dụng phần lớn là thuốc kháng sinh, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, hơn nữa lại không thể dùng để phòng ngừa. Hoặc nếu dùng xanh methylen, thuốc đỏ, thuốc tím,... để bôi thì rất dễ dính bẩn lên quần áo, khó giặt. Trước thực tế ấy, giải pháp tối ưu mà mọi người hướng tới là sử dụng sản phẩm thảo dược vừa giúp tăng cường sức đề kháng, lại phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Trong những năm vừa qua, các chuyên gia cũng như người mắc tay chân miệng thường đề cao sản phẩm bôi ngoài chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược như dịch chiết neem, chitosan. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ có thể dùng khi các triệu chứng nhiễm virus đã biểu hiện ra bên ngoài. Còn không có tác dụng phòng bệnh từ bên trong. Thấu hiểu những mong muốn của người dùng, các nhà khoa học đã bào chế ra sản phẩm đường uống có chứa các thành phần thảo dược như: Cao lá Neem, L-Lysine, cao Bạch chỉ, cao lá xoài, cao Cỏ nhọ nồi, cao Tạo giác thích, Kẽm gluconate, Kali Iodid và Vitamin C. Những thành phần này đều có tác dụng kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, giảm nhẹ các triệu chứng, làm tăng sức đề kháng, nhất là tăng cường chức năng hệ miễn dịch đặc hiệu, khi vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ bị tấn công và tiêu diệt, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, trong đó có tay chân miệng. Vì được bào chế dưới dạng cốm nên sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ
Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tay chân miệng, bạn nên cho bé kết hợp sử dụng gel bôi và cốm thảo dược ngay, đặc biệt vào thời điểm khi giao mùa hoặc xung quanh đang có dịch nhé!
Comments